XenForohosting
  1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: chuanmen.edu.vn | aiti.edu.vn | okmen.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice
  2. Chào Khách ! Công ty chúng tôi đang cần tuyển nhân viên SEO có kỹ năng như bạn đấy, nếu bạn đang muốn thay đổi môi trường làm việc tốt hơn thì gửi hồ sơ ứng tuyển vào mail: nhaxinhpro@gmail.com hoặc gọi gặp trưởng phòng 0939713069. Thân !
    Dismiss Notice

Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế?

Thảo luận trong 'Dịch Vụ' bắt đầu bởi songnam0909, 8/3/23.

Những nhà tài trợ chính:

* b29 game online

  1. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

    Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty kiến trúc.

    Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

    View attachment 1277

    Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.

    [​IMG]
    KAHLO

    Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc?

    1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai

    Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

    Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

    Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

    2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế

    Cách đưa yêu cầu

    Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

    Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

    Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

    Cách đặt câu hỏi

    Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

    Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

    – Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

    – Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

    – Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

    Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

    Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

    Cách kiến trúc sư làm việc

    Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

    Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

    Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

    Liên hệ công ty kiến trúc:

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

    Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
    Hotline: 0769 861 168
    Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
     
  2. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.

    Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

    [​IMG]

    Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.

    Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.

    Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?

    • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
    • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
    • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
    • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
    • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
    • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn
    [​IMG]

    Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau

    1. Phần kiến trúc

    Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.

    Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất

    2. Phần hồ sơ kết cấu

    Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:

    – Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
    – Mặt bằng móng, chi tiết móng
    – Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
    – Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
    – Mặt bằng kết cấu sàn tầng
    – Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
    – Thống kê cốt thép

    3. Phần điện nước

    – Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
    – Hồ sơ thiết kế ổ cắm
    – Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
    – Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
    – Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
    – Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
    – Thống kê vật tư
    – Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
    – Thống kê vật tư
     
  3. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Để tránh rủi ro “tiền mất tật mang” nên việc tìm được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp là điều cần phải cân nhắc ở nhiều khía cạnh. Các bạn hãy cùng SONG NAM tìm hiểu về các vấn đề xung quanh chủ đề này nhé!

    1. Làm thế nào chọn được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp?

    Hãy lựa chọn dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng theo những tiêu chí như sau:

    – Đơn vị thiết kế phải có trụ sở, địa chỉ công ty rõ ràng
    – Xem xét kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lâu năm, nhân công không quá mỏng
    – Tìm hiểu review, phản hồi tích cự từ khách hàng đối với các công trình thực tế
    – Xem xét số lượng công trình thực tế công ty đã triển khai hoàn thiện
    – Chi phí thi công phù hợp với tài chính gia đình và quy mô công trình
    – Thời gian thiết kế thi công xây dựng tối ưu nhất và tiến độ đúng với thỏa thuận hai bên.

    GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

    2. Bảng báo giá cho dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng

    Đối với từng khu vực thi công và tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ dẫn đến sự chênh lệch chi phí giữa các tỉnh thành ở từng hạng mục trong dịch vụ xây dựng, thi công nhà xưởng.

    Nhìn chung, bảng giá xây dựng nhà xưởng bao gồm các cấu phần như sau:

    – Vật tư xây dựng dùng cho nhà xưởng
    – Số lượng nhân công dùng cho thi công
    – Máy móc cho công trình thi công
    – Chi phí cho các giải pháp phục vụ trong thi công
    – Những chi phí liên quan như điện nước, phí vận chuyển, phí phát sinh, …

    Bảng giá thi công bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố

    Để có thể nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết cho từng hạng mục công trình, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0769861168, bộ phận thiết kế kỹ thuật SONG NAM gửi bảng báo giá chi tiết với nhu cầu và dự án của riêng bạn.
     
  4. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Quản lý dự án là gì?
    Quản lý dự án là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.

    Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.

    Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?
    Các nhà quản lý công trường xây dựng là những chuyên gia giám sát giai đoạn xây dựng của một dự án mới. Nhiệm vụ của họ có thể bao gồm đặt hàng vật liệu xây dựng, giao nhiệm vụ cho đội thi công và cộng tác với các nhà thầu phụ. Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế, nhà thầu xây dựng, thiết kế kiến trúc xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro. Đồng thời, đảm bảo tốt các quan hệ với đối tác.

    [​IMG]
     
  5. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Kết cấu xây dựng của nhà chung cư cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

    Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD, yêu cầu đối với kết cấu của nhà chung cư được quy định cụ thể như sau:

    1. Kết cấu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và khai thác sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu:

    – An toàn chịu lực: phải thiết kế kết cấu và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt) được lấy theo QCVN 02:2009/BXD.

    – Khả năng sử dụng bình thường: phải duy trì được điều kiện sử dụng bình thường, không bị biến dạng và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình.

    – Đảm bảo khả năng chịu lửa: Các kết cấu, vật liệu kết cấu của nhà phải đảm bảo yêu cầu về tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy theo QCVN 06:2021/BXD.

    – Tuổi thọ thiết kế:

    + Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).

    + Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.

    + Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    [​IMG]

    2. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu:

    – Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    – Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.

    3. Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thống kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm, phải đáp ứng được các yêu cầu:

    – Đảm bảo an toàn chịu lực và ổn định.

    – Đảm bảo độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhiệm vụ thiết kế và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.

    – Đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công móng và tầng hầm.

    4. Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong quá trình thi công và khai thác sử dụng phải không được gây hư hỏng tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình lân cận.

    5. Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.

    Nguồn LAO ĐỘNG
     
  6. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Song Nam là một đơn vị quản lý dự án chuyên nghiệp từ khâu tư vấn thiết kế thẩm tra, xin các giấy phép xây dựng đến tư vấn lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý, tư vấn giám sát quá trình thi công ngoài công trường như: đô thị, tòa nhà chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, nhà xưởng, resort, khách sạn,vv..
     
  7. songnam0909
    Offline

    songnam0909 admin

    Tham gia ngày:
    26/7/18
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Quản lý dự án xây dựng là một dịch vụ chuyên nghiệp sử dụng các kĩ thuật chuyên môn để quản lý các công trình đầu tư xây dựng. Quản lý một dự án là thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án từ đầu đến khi hoàn tất công trình.

    [​IMG]
    Ban quản lý dự án Chung cư IJC AROMA
    Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian, đúng tiến độ và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Quản lý dự án có nhiệm vụ kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. QLDA tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế – nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác.

    Khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực thì người quyết định đầu tư sẽ thuê tổ chức tư vấn QLDA, nghĩa là tổ chức tư vấn được trông coi quản lý các dự án xây dựng công trình là quản lý công trình như của chính mình.

    QLDA và giám sát thi công xây dựng là hoạt động vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số nhiệm vụ chính của công tác QLDA và giám sát thi công xây dựng công trình.

    Đơn vị QLDA không những điều phối, kiểm soát tiến độ của các đơn vị kỹ thuật chuyên môn mà còn phải đại diện chủ đầu tư làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình triển khai dự án. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì công tác đền bù giải tỏa và trình duyệt các giấy phép xây dựng là các công tác đòi hỏi người quản lý dự án phải có nhiều kinh nghiệm, ứng xử khéo léo, có kỹ năng thương thượng, am tường các quy trình làm việc của các cơ quan ban ngành. Tuy nhiên, đây luôn là công tác khó kiểm soát tiến độ nhất, nhất là trong môi trường kinh doanh hiện nay của Việt Nam.

    Song Nam là một đơn vị QLDA chuyên nghiệp từ khâu tư vấn thiết kế, xin các giấy phép xây dựng đến tư vấn lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý, giám sát quá trình thi công ngoài công trường.
     

Chia sẻ trang này